Thước Parbol -Hypecbol giáo viên, PT15GV

Thước Parbol -Hypecbol giáo viên, PT15GV
Nhà sản xuất: CÔNG TY THIẾT BI VẬT LIỆU MINH QUANG
Mã sản phẩm: PT15GV
Tình trạng: Còn hàng
Giá: 160,000 VNĐ

THƯỚC PARABOL- HYPECBOL, PT15GV, giáo viên

 

     1. Tên: Thước vẽ Parabol-Hypecbol  PT15GV.

2.  Dòng sản phẩm:

  Thuộc thiết bị dạy học tích hợp mới, phổ thông, đa chức năng, để vẽ các dạng đồ thị hàm đa thức bậc 2,3,4 và hàm  hypecbol, chuyên dùng cho giáo viên.

3.   Xuất sứ : Việt Nam

4.   Thông tin nổi bật:

-       Thiết bị học tập tích hợp mới; phổ thông; đa chức năng; chuyên dụng, dùng cho GV.

-       Dùng để vẽ các dạng đồ thị hàm đa thức bậc 2,3,4, hypecbol, quỹ đạo của một vật ném ngang, biểu đồ đường cong sống sót,           các dạng đường cong chọn lọc tự nhiên, ...

-       Dùng để dạy học ở các môn KHTN (Toán 9; 10; 11;12 ; Vật lý 10; Sinh học 6;7;9 ). 

-       Vừa là công cụ dạy học; vừa là giáo cụ trực quan sinh động.

5.   Mô tả sản phẩm:

     Thước vẽ Parabol- Hypecbol giáo viên PT15GV, có cấu tạo gồm một tổ hợp các dạng đường cong mẫu Parabol và Hypecbol dùng cho giáo viên THCS và THPT, kích thước lớn gấp 25 lần thước PT15 dùng cho học sinh.

     Thước dùng để định hướng đầu viên phấn, giúp GV vẽ đường cong bằng phấn lên bảng, nhanh, nét vẽ trơn tru và đẹp.

     Thước được tích hợp trên biên dạng xung quanh và phần đục thủng thân thước gồm 7 đường cong mẫu có tính phổ biến, hay sử dụng nhất, để có thể vẽ được mọi đường cong hàm đa thức một cách chuẩn xác. Các đường cong parabol mẫu trên thước có hệ số a của biến x với các giá trị a=0,5; a=1; a=2; a=4; a=8, trong đó các đường cong parabol  y=0,5x ; y=4x ;y=8x có 2 nhánh đối xứng, các đường cong parabol  y=x ; y=2x2 chỉ có 1 nhánh, nhánh còn lại lật thước vẽ đối xứng qua vạch trục đối xứng.

       Khi vẽ các đường cong parabol có hệ số a nằm trong các khoảng (0,25 - 10,0), GV chọn đường cong mẫu có hệ số a gần nhất. VD:  Khi vẽ đồ thị HS y= 1,8x thì chọn đường cong mẫu  y=2x bằng cách dùng đỉnh đường cong mẫu làm trụ, xoay thước cho đến khi cạnh parabol y=2xcủa thước đi qua điểm khảo sát, rồi kẻ đường cong. 

        Thước có tay cầm, giúp giáo viên thao tác được thuận lợi.

6. Bộ sản phẩm đầy đủ:

     - 01 x  thước PT15GV.

7. Kích thước sản phẩm: 600 x245 x 0,8mm ( to gấp 25 lần thước PT-15 dùng cho HS).

8. Trọng lượng sản phẩm:  95 gam.

9 Trọng lượng đóng gói:   160gam

10. Mã SP: 8936009221134

11. Ý nghĩa sử dụng:

     Công cụ HT mới PT-15GV, là những thiết bị dạy học tích cực, tích hợp được nhiều công cụ chức năng, thể hiện được tính chất, đặc điểm và mối quan hệ hàm số ( của 5 dạng hàm số cơ bản gồm hàm đa thức bậc 2,3,4, hàm hypecbol), có thể vận dụng để vẽ diễn tả nhiều dạng đường cong trong các môn khoa học tự nhiên như Vật lý, Sinh học,...

     Trên bộ CCHT PT-15GV đã có sự tổng hợp lồng ghép của các phương thức tư duy chia nhỏ và phương thức tư duy phân bổ hệ số của biến x2, nhằm giảm sự sai lệch khi vẽ đồ thị hàm số có tham số khác với đường cong đồ thị mẫu một cách tối ưu nhất; tạo điều kiện thuận lợi cho GV vẽ đồ thị  bằng phấn trên bảng được nhanh, nét vẽ đẹp và chuẩn xác.

      Sử dụng CCHT tích cực PT-15GV, sẽ giúp GV tạo ra các hình vẽ, đồ thị có tính chuẩn mực cao, trực quan và hấp dẫn. Thông qua đó, HS dễ dàng quan sát, nhận biết được các mối quan hệ đích thực giữa các tham số của đối tượng. Nâng cao hiệu quả dạy học.

      Việc sử dụng PT-15GV là công cụ đơn giản, rẻ tiền, tiện dụng đóng một vai trò rất quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học.  

12. Giá bán gốc: 160.000đ

13. Mua hàng:

     Bạn làm theo hướng dẫn tại mục " MUA HÀNG ONLINE" , bạn gửi Tên, địa chỉ, số điện thoại và yêu cầu mua sản phẩm  vào email:  congtyabc2000@gmail.com  hoặc nhắn tin vào số ĐT: 096.281.2061 đặt yêu cầu mua hàng theo phương thức COD (gửi Bưu điện chuyển phát nhanh- nhờ thu hộ tiền tại địa chỉ nhận hàng).  Chúng tôi sẽ gửi hàng trực tiếp đến địa chỉ cho bạn. Đây là cách hiệu quả và tiết kiệm nhất

 Mua trực tiếp từ các Đại lý, cửa hàng sách và thiết bị trường học: Bạn sẽ mua được đúng giá tại các Cửa hàng, Siêu thị sách- Thiết bị trường học.  

      PT15GV là một loại dụng cụ dạy học, cần thiết, được dùng phổ biến cho GV để vẽ đồ thị trên bảng lớp học, các hàm đa thức bậc 2, bậc 3 bậc 4 hay hàm trùng phương, các hàm có đồ thị dạng hypecbol tương đối chuẩn xác.

14. Cấu tạo chi tiết PT-15GV: 

-  PT-15GV có cấu tạo tích hợp chỉ có 7 đường cong , trong đó 5 đường cong parabol và 2 đường cong Hypecbol. Các đường cong parabol có hệ số biến X2  : a=1 và a=2 chỉ có một nhánh, nhánh còn lại có thể vẽ đối xứng qua vạch trục đối xứng. Đây là 7 đường có tính phổ biến nhất và được phân bổ đều trong khoảng hệ số a của biến x2 từ  ( 0,25 -10).

Để hiểu được rõ hơn, xin xem thêm bài " 9 phương thức tư duy được tích hợp trong các bộ CCHT mới" , mục “Thông tin”.

 15. Ví dụ khảo sát và vẽ đồ thị một hàm số bậc 2  (Bài 2 tr. 49, SGK-ĐS10):

            VD: Cho hàm bậc hai:       y = 3x2 - 4x +1

Các bước thông thường thực hiện như sau: 

 -  Vẽ hệ trục tọa độ xoy.

    * Lưu ý: trên thước có ghi rõ 1đơn vị = 5cm. Do đó, các vạch chia độ dài trên trục tọa độ cũng lấy 1 đơn vị =5cm (phù hợp với khoảng cách giữa các dòng kẻ sẵn trên bảng hiện hành).

 - Căn cứ vào kết quả khảo sát, chấm tọa độ  điểm cực trị của đồ thị (h.a).

 - Chấm tiếp 2 điểm đặc biệt đối xứng nhau (thường chọn điểm cắt của đồ thị với trục 0x, hoặc điểm x=0,  x= 1, x = -1).

                                                                                 

 - Ước lượng khoảng cách giữa điểm cực trị với điểm đặc biệt để chọn đường cong parabol mẫu trên thước có dạng gần nhất với đường cong đồ thị định vẽ. Vì hàm y có hệ số a của biến x2 bằng 3 nên có thể chọn đường cong mẫu có hệ số a=2 hoặc a=4 để vẽ. Trong VD này đường cong mẫu chọn có a=2. Chú ý: vạch đối xứng đi qua đỉnh và vạch giới hạn của đường cong.

  * Thao tác vẽ đường cong:

- Đặt đỉnh của đường cong mẫu trên PT-15GV trùng với điểm cực trị, xoay bộ công cụ cho đến khi đường cong mẫu chạm vào điểm (0;1). Dùng phấn kẻ nửa đường cong đồ thị bên phải (h.b).

- Làm tương tự với nửa đối xứng còn lại. Xoay PT-15GV cho đến khi đường cong mẫu chạm vào điểm (1; 0). Dùng phấn kẻ nửa đường cong đồ thị còn lại.

16. Ví dụ khảo sát và vẽ đồ thị một hàm số bậc bốn (hàm trùng phương): 
 
    -  Đồ thị của hàm trùng phương có dạng phương trình:
                            y = ax4 +bx2 + c   (a≠0)
    -  Đặc điểm của đồ thị hàm trùng phương là nhận oy làm trục đối xứng, không có đường tiệm cận
    -  Nếu y' của hàm số có 3 nghiệm phân biệt và đổi dấu khi qua 3 nghiệm này, hàm số có 3 điểm cực trị, có 2 điểm uốn. Khi đó đồ thị hàm số có cả cong lồi và cong lõm.
    - Nếu y' của hàm số nhận x=0 là nghiêm đơn duy nhất hoặc nghiệm bội ba, y' đổi dấu khi qua nghiệm này. Khi đó hàm số có 1 điểm cực trị. Đồ thị  vẽ giống như đồ thị hàm số bậc 2.
 
           VD: Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số: 
                                      y = x4 -2x2 -3
 
  - Các bước khảo sát vẽ trục tọa độ, chấm các điểm cực trị, điểm đặc biệt tương tự như phần trên (h.1). Khi vẽ trục tọa độ, lấy các vạch chia độ dài trên trục tọa độ 1 đơn vị =5cm (phù hợp với các đường cong mẫu trên thước được thiết kế cho hệ trục tọa độ lấy 1 đơn vị =5cm, bằng với khoảng cách giữa các dòng kẻ sẵn trên bảng hiện hành).
  - Lưu ý: ớc lượng khoảng cách giữa điểm cực trị với điểm uốn hoặc điểm đặc biệt để chọn đường cong parabol mẫu trên thước có dạng gần nhất với đường cong đồ thị định vẽ.
    + h.2, h.3 : vẽ đường cong giữa điểm cực đại với điểm uốn, chọn đường cong mẫu có a =1, lấy đỉnh đường cong làm trụ, xoay thước cho đến khi cạnh thước chạm điểm uốn, dùng phấn vẽ một nhánh, nhành còn lại lật thước vẽ đối xứng.
    + h.4,h.5 : vẽ đường cong giữa điểm uốn với điểm cực tiểu, chọn đường cong mẫu có a=2, làm tương tự bước trên
    + h.6, h.7: vẽ đường cong giữa điểm cực tiểu với điểm đặc biệt trên trục hoành, chọn đường cong mẫu có a=2 hoặc a=4, làm tương tự như trên.
    h.8 là đường cong đồ thị hàm bậc 4 cần vẽ. 
 

 

Tham khảo thêm các bài viết trong mục Chuyên đề Giáo dục: "Sử dụng các Bộ CCHT PT-10 và PT-15 vẽ đồ thị các hàm đa thức có dạng đường cong Parabol , Hypecbol "  và bài: " Tư duy sáng tạo và mối quan hệ giữa tư duy với công cụ học tập" .

 

Viết đánh giá

Tên bạn:


Đánh giá của bạn: Lưu ý: không hỗ trợ HTML!

Bình chọn: Xấu            Tốt

Nhập mã kiểm tra vào ô bên dưới: