Thước Hình học PT-16
THƯỚC HÌNH HỌC, PT-16 ( RÚT GỌN)
1. Tên rút gọn: Thước Hình học PT16.
2. Giải thích tên gọi:
Thước hình học PT-16 là một loại Công cụ học tập (CCHT) được rút gọn, nhưng mang đầy đủ ý nghĩa của một Công cụ học tập.
CCHT là một phương tiện, yếu tố cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó trong học tập. Bộ CCHT là một thiết bị dạy học được tích hợp nhiều CCHT. Khác với dụng cụ học tập, CCHT có yếu tố sáng tạo của người sử dụng.
Bộ CCHT PT-16 có cấu tạo bao gồm:
- Tổ hợp các công cụ tường minh: thể hiện rõ ràng, đầy đủ trên sản phẩm. HS dễ dàng phát hiện và sử dụng được ngay.
- Tổ hợp các công cụ ngầm ẩn: chỉ thể hiện một phần hoặc thông qua một số dấu hiệu, kí hiệu. HS phải tìm hiểu, tập hợp lại theo các dấu hiệu chỉ dẫn hoặc tự khám phá, phát hiện công cụ mới theo yêu cầu.
(Xem chi tiết ở phần mô tả sản phẩm).
3. Dòng sản phẩm:
Thuộc thiết bị học tập tích hợp mới, phổ thông, đa chức năng để vẽ các hình hình phẳng và không gian môn Toán 6, 7, 8, 9,10,11,12 và các môn KHTN khác.
4. Thương hiệu: ABC, nay là Minh Quang.
5. Xuất sứ : Việt Nam
6. Thông tin nổi bật:
- Thiết bị học tập tích hợp mới; phổ thông; đa chức năng; chuyên dụng, dùng cho HS.
- Dùng để vẽ các loại hình hình học phẳng cơ bản và hình khối không gian môn Toán các lớp từ 6-12 và các môn KHTN khác .
- Vừa là công cụ học tập; vừa là giáo cụ trực quan;
- Hỗ trợ đổi mới phương pháp học tập; phát triển năng lực tư duy và tư duy sáng tạo cho HS.
7. Mô tả sản phẩm:
- Thước PT16 có cấu tạo là một tấm nhựa phẳng hình chữ nhật, mỏng, dẻo, trong suốt màu cam, chuyên dùng để vẽ các hình hình học cơ bản, hay sử dụng nhất ở môn Toán của HS các lớp THCS và THPT.
- Thân thước gồm các lỗ hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác đều, hình elip và hình bình hành bị đục thủng. Trên biên dạng lỗ có các vạch đánh dấu trung điểm, độ dài, đường cao, đường kính,.. giúp cho người sử dụng có thể vẽ được hầu hết các hình hình học phẳng cơ bản ở THCS, các hình khối không gian ở THPT.
- Biên dạng cạnh bên của thước có kí hiệu dấu móc tròn và dấu móc lượn để vẽ diễn tả phương trình và hệ phương trình.
8. Bộ sản phẩm đầy đủ:
- 01 x Thước PT16.
9. Kích thước sản phẩm: 133x120x0,8mm
10. Trọng lượng sản phẩm: 12gam
11. Trọng lượng đóng gói: 25gam
12. Mã SP: 8936009221165
13. Ý nghĩa sử dụng:
Công cụ HT mới PT-16, là những thiết bị dạy học tích cực, tích hợp được nhiều công cụ chức năng, thể hiện được tính chất, đặc điểm và mối quan hệ giữa các yếu tố như điểm, đường , góc, hình dạng trong hình học phẳng và mối quan hệ giữa các yếu tố trong hình hình học phẳng và hình khối không gian.
Trên mỗi CCHT đã có sự tổng hợp lồng ghép của 9 phương thức tư duy, có sự kết hợp đúng đắn giữa cái cụ thể với cái trừu tượng, giữa tư duy trực giác hình học với tư duy toán học, tạo điều kiện thuận lợi cho HS hoạt động học tập một cách độc lập, dần dần phát triển năng lực tư duy và tư duy sáng tạo.
Sử dụng CCHT tích cực sẽ giúp HS tạo ra các hình vẽ, có tính chuẩn mực cao, trực quan và hấp dẫn. Thông qua đó, HS dễ dàng quan sát, nhận biết được các mối quan hệ đích thực giữa các đối tượng, có thể đo đạc, quan sát, phân tích, suy đoán, giải quyết vấn đề của mình.
Việc sử dụng PT-16 là công cụ đơn giản, rẻ tiền, tiện dụng đóng một vai trò rất quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học tích cực. Sử dụng CCHT hàng ngày bằng các giác quan: mắt “ thấy” , tay “ làm” sẽ giúp cho HS ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên, dần hình thành thói quen tư duy.
14. Giá bán: 28.000đ.
15. Giá bán khuyến kích sử dụng: 20.000 đ. Chỉ áp dụng với số lượng <1000sp)
16. Mua hàng trực tiếp với nhà sản xuất
Bạn làm theo hướng dẫn tại mục " MUA HÀNG ONLINE" , bạn gửi Tên, địa chỉ, số điện thoại và yêu cầu mua sản phẩm vào email: congtyabc2000@gmail.com hoặc nhắn tin vào số ĐT: 096.281.2061 đặt yêu cầu mua hàng theo phương thức COD (gửi Bưu điện chuyển phát nhanh- nhờ thu hộ tiền tại địa chỉ nhận hàng). Chúng tôi sẽ gửi hàng trực tiếp đến địa chỉ cho bạn. Đây là cách hiệu quả và tiết kiệm nhất
Mua tại các Đại lý, cửa hàng sách và thiết bị trường học: Bạn sẽ mua được đúng giá tại các Cửa hàng, Siêu thị sách- Thiết bị trường học.
17. Nhãn sản phẩm:
18. Dưới đây là Hướng dẫn một số chức năng của bộ công cụ thường hay sử dụng:
Các bạn hãy đọc tham khảo các chức năng sử dụng của công cụ nêu chi tiết trên thước PT-08 và PT-10
Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu những công dụng đã được tích hợp đầy đủ trong Thước, tự bạn có thể khám phá để sử dụng một cách sáng tạo nhất.
1. Khám phá các Công cụ trên bộ CCHT theo hướng phát triển tư duy và tư duy sáng tạo:
a. Một công cụ thể hiện trên Bộ CCHT, nếu thiếu tư duy, công cụ đó sẽ chỉ là một dụng cụ học tập thông thường:
Ta có: 1 (Công cụ) + 0 (Tư duy) = 1 (Dụng cụ)
VD: Một công cụ tường minh trên thước PT-08 là lỗ hình chữ nhật, nếu lười tư duy, thì chỉ vẽ được một hình chữ nhật, có kích thước và hình dạng như của lỗ trên thước.Thực tế, nhiều người cũng nhầm tưởng như vậy kể cả giáo viên, khi cầm thước mà chưa nghiên cứu và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
b. Một công cụ trên Bộ CCHT, nếu có tư duy, bạn sẽ biến công cụ đó trở thành nhiều dụng cụ học tập mới.
Ta có: 1 (Công cụ) + 1(Tư duy) = n (Dụng cụ)
Dưới đây, chúng ta sẽ thử xem với một công cụ hình chữ nhật được thiết kế là lỗ hình chữ nhật trong 2D (PT-08) và lỗ hình bình hành trong 3D (PT-10; PT-16), n sẽ là bao nhiêu ?
2. Một ví dụ về khám phá 1 công cụ lỗ hình chữ nhật (2D) trên bộ CCHT, ta có đến n = 16 công dụng vẽ khác nhau, và nếu bạn có tư duy thì n còn hơn thế nữa:
a1.Vẽ hình vuông có kích thước khác nhau: (xoay thước 900).
a2. Vẽ hình chữ nhật có kích thước khác nhau: ( có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn chu vi lỗ hình trên thước, bằng cách dịch thước dọc theo cạnh)
* Ý tưởng này sẽ giúp liên tưởng đến việc vẽ hai hình hình học đồng dạng, với một tỉ lệ đồng dạng k nào đó.
a3. Vẽ hình tam giác vuông (hoặc tam giác vuông Ai cập, ba cạnh có độ dài theo tỉ lệ 3:4:5).
a4. Vẽ hình tam giác cân: (kẻ đường cao trước, đặt thước để vạch đánh dấu trung điểm trùng với đường cao): hình trên.
a5.Vẽ hình thang vuông, hình thang cân:
a6. Vẽ trục đối xứng: (hình chữ nhật, hình tam giác cân, hình thang cân):
a7. Vẽ đường trung bình: (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác cân, hình tam giác vuông, hình thang vuông, hình thang cân,...) :
a8. Vẽ 2 đường thẳng song song nhau:
( Kẻ đường a trước, đặt thước sao cho trùng với vạch đánh dấu 2 bên, kẻ đường b theo cạnh)
a9. Vẽ 2 đường thẳng vuông góc nhau:
( Kẻ 1 đường thẳng trước, dùng góc vuông hoặc dùng tính chất của đường trung bình vuông góc với đáy để đặt thước, rồi kẻ đường thẳng thứ hai)
a10.Vẽ đường phân giác của một góc bắt kỳ:
a11. Vẽ lưới ô vuông để chứng minh công thức tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình tam giác:
a12. Vẽ hình thoi nội tiếp trong hình chữ nhật:
a13. Mô tả đặc điểm các yếu tố về đường chéo của hình chữ nhật:
a14. Khám phá vị trí tương đối các hình chữ nhật trong thiết kế kiến trúc các công trình xây dựng:
a15. Khám phá một vài ý tưởng tạo không gian liên kết giữa hai khối tòa nhà hình chữ nhật:
a16. Khám phá ý tưởng về tỉ lệ chiều dài với chiều rộng hình chữ nhật khi thiết kế không gian hội trường, lớp học :
3. Khám phá 1 công cụ hình hộp trong không gian 3D, ta sẽ có n = 14 công dụng và nếu bạn có tư duy thì số công dụng bạn khám phá sẽ còn hơn thế nữa:
Để vẽ diễn tả được hình khối hộp trong không gian 3D với các dạng khác nhau, công cụ được tích hợp gồm 2 lỗ hình bình hành, có tỉ lệ kích thước 1:2 và các vạch đánh dấu kết hợp, thể hiện trên Bộ CCHT PT-10 và thước PT-16 như sau:
Chúng ta sẽ lần lượt khám phá xem, có thể tạo ra được bao nhiêu dụng cụ khác nhau (n=?):
b1. Vẽ được một hình bình hành, mặt phẳng (2D), hình hộp (3D):
b2. Vẽ mặt phẳng, mặt đáy, mặt bên hình hộp có kích thước tăng lên hay nhỏ đi (trượt thước dọc theo từng cạnh):
b3. Vẽ nhanh hai mặt phẳng song song nhau:
b4. Vẽ hai mặt phẳng vuông góc nhau, vẽ hai mặt phẳng cắt nhau:
b5. Vẽ hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ tứ giác xiên:
b6. Vẽ hình chóp tứ giác đều, hình chóp tứ giác có 2 mặt bên vuông góc với đáy:
b7. Vẽ hình chóp cụt tứ giác đều và hình chóp cụt tứ giác có 2 mặt bên vuông góc với đáy:
b8. Vẽ véc tơ tổng của hai véc tơ theo quy tắc hình bình hành:
b9. Xác định tâm đối xứng của hình bình hành:
b10. Vẽ hình ảnh của một hình bình hành qua phép tịnh tiến, phép đối xứng qua trục, phép quay:
b11. Vẽ biểu thị phép đồng dạng hình bình hành bằng việc thực hiện liên tiếp các phép biến hình: phép tịnh tiến TAA →, phép quay Q (A',ß), phép vị tự V (A',k), ở đây lấy k=2 :
b12. Vẽ vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian:
b13. Vẽ đường thẳng song song, vuông góc với mặt phẳng:
b14. Vẽ đường vuông góc chung và khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau:
Như vậy, chúng ta nhận thấy: càng tư duy, khả năng khám phá số n sẽ càng lớn.
Sử dụng CCHT tích hợp mới sẽ giúp HS tập luyện khả năng tư duy từ những vấn đề đơn giản ở kiến thức cơ bản, để dần dần hình thành những cách suy nghĩ, những cách nhìn nhận vấn đề đa dạng hơn, tư duy linh hoạt hơn và mềm dẻo hơn. Từ đó hình thành những ý tưởng mới, độc đáo và sáng tạo.
Dưới đây là một vài ví dụ thực tiễn, tư duy sáng tạo, từ một chút biến điệu của hình bình hành:
Pha đèn ô tô Origami- tube Bọc ghế da
Học tập để sáng tạo, có sáng tạo mới tạo ra giá trị mới, đột phá. Các bạn hãy cố gắng hàng ngày tập khả năng sáng tạo của bản thân mình từ những công cụ đơn giản nhất.
Chúc các bạn thành công
Viết đánh giá
Tên bạn:Đánh giá của bạn: Lưu ý: không hỗ trợ HTML!
Bình chọn: Xấu Tốt
Nhập mã kiểm tra vào ô bên dưới: