Phát triển kỹ năng quan sát, khám phá các công cụ mới trên các Bộ CCHT, biết phân tích, tổng hợp để tìm tòi ra nhiều ý tưởng và phương pháp giải quyết vấn đề khác nhau
Ngày đăng tin: 18:08:05 - 10/02/16 - Số lần xem: 2786
Các bộ công cụ học tập mới được thiết kế tích hợp từ 9 phương thức tư duy đã tạo cho HS những cơ hội để thử thánh khả năng tư duy như biết phát hiện được các chức năng ngầm ẩn từ những chức năng đã biết, biết xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, biết kết hợp những công cụ, chức năng riêng lẻ để tạo ra các công cụ mới,...
1. Một công cụ thể hiện trên Bộ CCHT, nếu không có tư duy, bạn sẽ biến công cụ đó trở thành một dụng cụ học tập bình thường:
Ta có:
1.Công cụ + 0. Tư duy = 1.Dụng cụ
Rất nhiều bạn, khi nhìn thấy hoặc khi cầm bộ CCHT mới trên tay cũng vẫn nghĩ rằng, chiếc thước này chẳng có gì là “ sáng tạo”, thậm chí còn bị “ gò bó, cứng nhắc” khi vẽ hình và cho rằng đó chỉ là một dụng cụ như những chiếc thước kẻ bình thường.
Vì sao lại như vậy? Đơn giản là vì họ không có tư duy.
VD: Một công cụ tường minh trên thước PT-08 là lỗ hình chữ nhật, không cần tư duy, bạn có thể vẽ được rất nhanh một hình chữ nhật; một lỗ hình bình hành trên thước PT-10, không cần tư duy, bạn có thể vẽ được rất nhanh một hình vuông, hay một hình thoi, hay một chữ nhật, hay một mặt phẳng trong hình học không gian, có kích thước như kích thước của lỗ trên thước :
2. Một công cụ thể hiện trên Bộ CCHT, nếu có tư duy, bạn sẽ biến công cụ đó trở thành nhiều dụng cụ học tập mới.
Ta có:
1.Công cụ + Tư duy = n.Dụng cụ
VD 1: Từ một công cụ nêu trên là lỗ hình chữ nhật trên Bộ công cụ học tập Khoa học tự nhiên 1 (PT-08), chịu khó tư duy một chút, bạn có thể tạo ra nhiều (n) dụng cụ khác nhau, vừa giúp bạn có phương tiện học tập, vừa làm cho kiến thức của bạn được củng cố sâu sắc thêm.
Dưới đây, chúng ta sẽ thử xem với một công cụ như trên, n sẽ là bao nhiêu ? :
1. Vẽ được một hình vuông có các kích thước khác nhau, bằng cách xoay thước một góc 900, dùng 2 cạnh bằng nhau để vẽ:
2. Thay đổi kích thước các cạnh để vẽ được hình chữ nhật có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn chu vi lỗ hình trên thước, bằng cách đặt thước vẽ 2 cạnh của hình chữ nhật, sau đó dịch thước dọc theo cạnh của hình chữ nhật để vẽ các cạnh còn lại:
* Ý tưởng này sẽ giúp bạn liên tưởng đến việc vẽ hai hình hình học đồng dạng, với một tỉ lệ đồng dạng k nào đó.
3. Vẽ được một hình tam giác vuông, hoặc tam giác vuông Ai cập có ba cạnh có độ dài theo tỉ lệ 3:4:5 bằng cách dùng một nửa lỗ hình chữ nhật. Có thể thay đổi kích thước hình theo yêu cầu:
4. Vẽ được một hình tam giác cân bằng cách dùng vạch đánh dấu điểm giữa của cạnh đối diện:
5. Vẽ được một hình thang vuông bằng cách giảm bớt đi độ dài của một cạnh về một phía:(hình dưới)
6. Vẽ được một hình thang cân, bằng cách giảm đều độ dài của một cạnh ở cả hai phía:
7. Vẽ được trục đối xứng của hình chữ nhật, hình tam giác cân, hình thang cân bằng cách sử dụng vạch đánh dấu điểm giữa cạnh:
8. Vẽ được đường trung bình của các hình chữ nhật, hình tam giác cân, hình tam giác vuông. hình thang vuông, hình thang cân,..bằng cách sử dụng các vạch đánh dấu điểm giữa cạnh của lỗ hình chữ nhật:
9. Vẽ được các đường thẳng song song bằng cách sử dụng tính chất song song của hai cạnh đối diện nhau của hình chữ nhật và tính chất song song của đường thẳng đi qua các vạch đánh dấu đối xứng nhau ở trên 2 cạnh bên hoặc vạch đường trung bình:
10. Vẽ được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng cách sử dụng góc vuông đỉnh của hình chữ nhật hoặc tính chất vuông góc của một đường trung bình với cạnh đáy:
11. Vẽ được đường phân giác của một góc bắt kỳ bằng cách sử dụng tính chất bằng nhau của 2 tam giác vuông có chung cạnh huyền và một cạnh bằng nhau:
12. Vẽ được lưới ô vuông để chứng minh công thức tính diện tích của hình chữ nhật, công thức tính diện tích của hình tam giác:
13. Vẽ được hình thoi nội tiếp trong hình chữ nhật:
14. Mô tả được đặc điểm các yếu tố về đường chéo của hình chữ nhật:
15. Một điều rất thú vị là dùng thước PT-08 bạn có thể vẽ được vị trí tương đối của hai hình chữ nhật và bạn hãy so sánh với vị trí của các toà nhà, ngôi nhà được các kiến trúc sư thiết kế có dạng hình chữ nhật đã được sắp xếp như thế nào trong thực tế cuộc sống quanh ta. Bạn sẽ nhận thấy rằng: những kiến thức tưởng chừng rất đơn giản học ở trong trường học, cũng rất gần gũi với cuộc sống hiện tại, lại chính là khởi nguồn của những cảm hứng những sáng chế, phát minh sau này.
Dưới đây là một số hình ảnh trong thực tiễn minh họa ý tưởng trên:
16. Chúng ta cũng cần tìm hiểu sâu hơn về các ý tưởng sáng tạo cơ bản của các Nhà thiết kế trên thế giới để hình dung xem họ đã nghiên cứu từ hình chữ nhật nêu trên và sáng tạo ra các công trình kiến trúc vĩ đại như thế nào. Dưới đây là một số ý tưởng:
a. Những ý tưởng thiết kế không gian liên kết:
b. Những ý tưởng tỉ lệ về thiết kế không gian hội trường, phòng sinh hoạt từ hình chữ nhật:
c. Những ý tưởng tỉ lệ khoảng cách khi thiết kế ngôi đền Parthenon, Hy Lạp, được xây dựng vào thế ký thứ 5 trước công nguyên, đỉnh cao của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại, do các Kiến trúc sư Ictinus và Callicrates thiết kế:
Các tỉ lệ khoảng cách được tính toán như sau: AB/BC = BD/AB = AD/BD = AE/AD
Như vậy, ở ví dụ 1, chúng ta đã có thể xác định được ít nhất là n =16, có bạn cho rằng n = 25 mới đúng. Ở đây chúng ta không tranh luận con số nào đúng, bởi vì con số n bằng bao nhiêu phụ thuộc và khả năng khám phá và cách tư duy của mỗi người. Tư duy càng sâu thì các bạn càng phát hiện được nhiều công dụng hơn, thú vị hơn và khả năng sáng tạo của bạn càng trở nên mạnh mẽ hơn.
VD 2: Từ một công cụ nêu trên gồm một lỗ hình bình hành và một lỗ hình bình hành có kích thước thu nhỏ bằng 50%, bố trí trên Bộ công cụ học tập Khoa học tự nhiên 3 (PT-10), bạn có thể tạo ra được bao nhiêu dụng cụ khác nhau. Chúng ta sẽ lần lượt phân tích:
1. Vẽ nhanh được một hình bình hành trong hình học phẳng (HHP), hoặc là hình biểu diễn trong không gian của hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình bình hành trên một mặt phẳng theo một phương chiếu nào đó trong hình học không gian (HHKG):
2. Thay đổi kích thước các cạnh để vẽ được hình bình hành có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn chu vi lỗ hình trên thước, bằng cách đặt thước vẽ 2 cạnh của hình bình hành, dịch thước dọc theo cạnh sao cho độ dài cạnh mới bằng kích thước định vẽ. Sau đó vẽ các cạnh còn lại:
3. Vẽ nhanh được hai mặt phẳng song song với nhau
4. Vẽ nhanh được hai mặt phẳng vuông góc nhau hoặc các mặt phẳng cắt nhau:
5. Vẽ nhanh được hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ tứ giác xiên:
6. Vẽ nhanh được hình chóp tứ giác đều và hình chóp tứ giác có 2 mặt bên vuông góc với đáy:
7. Vẽ nhanh được hình chóp cụt tứ giác đều và hình chóp cụt tứ giác có 2 mặt bên vuông góc với đáy:
8. Vẽ nhanh được tổng của hai véc tơ theo quy tắc hình bình hành:
9. Vẽ nhanh được tâm đối xứng của hình bình hành:
10. Vẽ nhanh được hình ảnh của một hình bình hành qua phép tịnh tiến, phép đối xứng qua trục, phép quay:
11. Vẽ nhanh được cách biểu thị phép đồng dạng hình bình hành bằng việc thực hiện liên tiếp các phép biến hình: phép tịnh tiến TAA →, phép quay Q (A',ß), phép vị tự V (A',k), ở đây lấy k=2 :
12. Vẽ nhanh được vị trí tương đối của hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng trong không gian:
13. Vẽ nhanh được quan hệ song song và quan hệ vuông góc của đường thẳng và mặt phẳng:
14. Vẽ nhanh được đường vuông góc chung và khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau:
15. Vẽ nhanh được góc giữa đường thẳng với mặt phẳng:
16. Khái quát hóa các kiến thức cơ sở nhất về điểm, đường thẳng, mặt phẳng và hình hộp trong hình học không gian:
Càng tư duy, bạn sẽ càng thấy số phương án n còn lớn hơn nữa. Dưới đây là một số hình ảnh mà các nhà sáng tạo đã khai thác ý tưởng từ hình dạng của hình bình hành vào trong thực tiễn cuộc sống, chỉ một chút biến điệu từ hình bình hành là đã tạo được một kiểu dáng công nghiệp tuyệt vời. Bạn hãy thử sức tư duy của mình xem nhé :
3. Kết hợp những công cụ, chức năng riêng lẻ để tạo ra các công cụ mới:
(Đang cập nhật)
Tác giả: Phan Đình Minh
Các tin khác
- Phổ cập bể bơi trong trường học- Mô hình mơ ước trở thành hiện thực (01/28/2016)
- "CLICK" vào địa chỉ xem VIDEO hướng dẫn sử dụng các Bộ CCHT mới trên Internet ! (01/15/2016)
- Bê bơi di động VINA LAGUNA và Chương trình dạy bơi cho trẻ em tại Triển lãm thế giới tuổi thơ Vân Hồ, Hà Nội, ngày 1-6 (01/07/2016)