Tư duy sáng tạo và mối quan hệ giữa tư duy với công cụ học tập:

Ngày đăng tin: 20:18:13 - 25/05/16 - Số lần xem: 2090
Các bộ công cụ học tập tích cực mới ( từ PT-01 đến PT-20), được tích hợp một cách có hệ thống và khoa học các yếu tố vẽ hình cơ bản theo 9 phương thức tư duy nhằm kích thích phát triển tư duy cho HS trong quá trình học tập. Mỗi bộ công cụ đều kết hợp một cách khoa học giữa cái cụ thể với cái trừu tượng, giữa tư duy trực giác hình học với tư duy toán học, tạo cho HS hoạt động học tập một cách độc lập, phát triển năng lực tư duy và dần hình thành tư duy sáng tạo.
1. Tư duy sáng tạo là gì ?
 
- Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lý ( Từ điển tiếng Việt PT).
- Tư duy sáng tạo là quá trình tìm cách nhận thức,  có ý thức tìm ra cái mới để phát hiện ra qui luật, hiểu rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng, nghĩa là tìm ra những cách giải quyết mới, không bị gò bó hay phụ thuộc vào cái đã có. Kết quả là tạo ra được một cái gì đó mới.
 
   (Lưu ý: cái mới ở đây trong phạm vi học tập, nên được hiểu là kiến thức mới, chưa phải là phát minh ra cái mới).
 
2. Công cụ học tập là gì:
 
Công cụ học tập (CCHT) là một phương tiện, yếu tố cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó trong học tập. Bộ công cụ học tập là một thiết bị dạy học được tích hợp nhiều công cụ học tập. Khác với dụng cụ học tập, công cụ học tập có yếu tố sáng tạo của người sử dụng.
 
3. Các loại công cụ học tập: 
 
- Công cụ tường minh: thể hiện rõ ràng, đầy đủ trên sản phẩm. HS dễ dàng phát hiện và sử dụng được ngay.
   
     Ví dụ: 
 
                                         Hình tam giác              Hình vuông            Hình thang cân                  Hình tròn
 
 
- Công cụ ngầm ẩn: chỉ thể hiện một phần hoặc thông qua một số dấu hiệu, kí hiệu. HS phải  tìm hiểu, tập hợp lại theo các dấu hiệu chỉ dẫn hoặc tự khám phá, phát hiện công cụ mới theo yêu cầu.
        Ví dụ: 
 
      
4. Mối quan hệ giữa tư duy với công cụ học tập tích cực:
 
Khi xuất hiện một vấn đề đặt ra cần giải quyết, thì vấn đề là động cơ để tư duy, công cụ là phương tiện để giải quyết vấn đề, còn ý tưởng là cầu nối trung gian giữa vấn đề với công cụ. Trong mối quan hệ này, vấn đề đóng vai trò mấu chốt, công cụ là mầm mống nảy sinh ra cái mới.
 
Công cụ HT mới là những thiết bị dạy học tích cực, tích hợp được nhiều công cụ chức năng, thể hiện được tính chất, đặc điểm và mối quan hệ giữa các yếu tố như điểm, đường , góc, hình dạng trong hình học phẳng, hình học không gian, diễn tả các quan hệ về tỉ lệ, về giá trị, các quan hệ hàm số ( lượng giác, hình học đồng dạng, đồ thị,..)  và các loại chi tiết kỹ thuật,... 
 
Trên mỗi CCHT đã có sự tổng hợp lồng ghép của 9 phương thức tư duy, có sự kết hợp đúng đắn giữa cái cụ thể với cái trừu tượng, giữa tư duy trực giác hình học với tư duy toán học, tạo điều kiện thuận lợi cho HS hoạt động học tập một cách độc lập, dần dần phát triển năng lực tư duy và tư duy sáng tạo.
 
Sử dụng CCHT tích cực sẽ giúp HS tạo ra các hình vẽ, đồ thị có tính chuẩn mực cao, trực quan và hấp dẫn. Thông qua đó, HS dễ dàng quan sát, nhận biết được các mối quan hệ đích thực giữa các đối tượng. Từ đó HS có thể đo đạc, quan sát, phân tích, suy đoán, trừu tượng hóa, khái quát hóa vấn đề, thể hiện được các kết quả phương án, giải quyết vấn đề của mình.
 
Bên cạnh những thiết bị CNTT đắt tiền, việc sử dụng các CCHT tích cực, đơn giản, rẻ tiền, tiện dụng đóng một vai trò rất quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học tích cực. Sử dụng CCHT hàng ngày bằng các giác quan: mắt “ thấy” , tay “ làm” sẽ giúp cho HS dần hình thành thói quen Tư duy sáng tạo. 
 
Ví dụ minh họa: 
 
       VD 1:   Vấn đề đặt ra: Vẽ đường phân giác của một góc:
 
   a. Tư duy thông thường : 
      
             HS thường thực hiện vẽ đường phân giác của một góc bằng thước đo độ ( như bài học) như sau:
 
 
  b. Tư duy kinh nghiệm
 
- HS thực hiện vẽ đường phân giác góc A bằng cách vẽ một cung tròn nhỏ ở góc, ước lượng bằng mắt, chia cung làm hai phần bằng nhau. Sau đó kẻ đường phân giác nối  từ đỉnh góc đi qua điểm chia đó (h. a).
 
- HS thực hiện vẽ đường phân giác góc A bằng cách sử dụng vạch đánh dấu có ghi chữ P trên bộ công cụ để vẽ ( h. b) :

c. Tư duy sáng tạo:
 
      HS quan sát các hình hình học, các vạch, dấu kí hiệu trên bộ công cụ, vận dụng các kiến thức đã học về đặc điểm, tính chất và mối quan hệ giữa các yếu tỗ trong hình hình học để xác định điểm thứ hai, đường phân giác đi qua. 
 
      Các hình vẽ dưới đây minh họa các cách vẽ đường phân giác của một góc theo các cách tư duy khác nhau từ đơn giản đến khái quát hóa:
 
 
 
VD 2:   Vấn đề đặt ra: Vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau:
 
   a. Tư duy thông thường : 
      
             HS thường thực hiện vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau bằng cách sử dụng lỗ tam giác vuông trên bộ công cụ, rồi cho trượt một cạnh của góc vuông lên một đường thẳng, dùng cạnh thứ 2 của góc vuông để vẽ đường thẳng vuông góc ( tương tự trong bài học) :
 
 
b. Tư duy kinh nghiệm
 
 1.  Dùng các góc vuông ở các hình lỗ có sẵn trên thước PT-08, hoặc góc vuông cạnh thước để vẽ, làm giống như cách vẽ trong bài học.Bạn sẽ có thể khai thác được 10 khả năng sử dụng góc vuông trên thước để vẽ.
 
 2. HS thực hiện vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau bằng cách sử dụng thước PT01 ( hoặc PT02 ; PT03; PT04; PT05) đã có sẵn các vạch kẻ đường vuông góc. VD:

c. Tư duy sáng tạo:

 
      HS quan sát các hình hình học, các vạch, dấu kí hiệu trên bộ công cụ, vận dụng các kiến thức đã học về đặc điểm, tính chất và mối quan hệ giữa các yếu tố trong hình hình học để xác định đường thẳng thứ 2 vuông góc với đường thẳng thứ nhất. 
 
      Các hình vẽ dưới đây minh họa các cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau theo các cách tư duy khác nhau từ đơn giản đến khái quát hóa và khả năng khai thác rất phong phú các giải pháp khác nhau trên cùng một bộ công cụ PT-08:
 
1.  Dùng tính chất đường cao vuông góc với cạnh đối diện của hình đa giác. Bạn sử dụng vạch đánh dấu chân đường cao có ghi chữ “ H” trên thước để vẽ. Lưu ý: bạn đặt thước lên đường thẳng thứ nhất sao cho vach đánh dấu và đỉnh đường cao trùng lên nhau. Bạn sẽ có đến 12  khả năng để vẽ .

2. Dùng tính chất 2 đường chéo vuông góc với nhau của hình vuông, hình thoi. Bạn đặt thước lên đường thẳng thứ nhất đi qua 2 đỉnh của hình vuông hoặc hình thoi. Bạn đánh dấu vị trí của 2 đỉnh còn lại rồi dùng thước kẻ để kẻ đường thẳng đi qua 2 điểm đánh dấu, ta được đường thẳng thứ 2  vuông góc với  đường thẳng thứ nhất. Bạn sẽ có 2 khả năng để vẽ.

 

3. Dùng tính chất 2 đường trung bình của hình vuông, hình chữ nhật, hình thang cân vuông góc với nhau. Vì đường trung bình song song với 1 cạnh nên bạn đặt thước lên đường thẳng thứ nhất đi qua 2 vạch của một đường trung bình. Bạn dùng cạnh của  hình đa giác song song với đường trung bình còn lại để kẻ  đường thẳng thứ 2  vuông góc với  đường thẳng thứ nhất. Bạn sẽ có 3 khả năng để vẽ.

 

4. Dùng tính chất 2 đường kính của đường tròn, đường elíp vuông góc với nhau. Bạn đặt thước lên đường thẳng thứ nhất đi qua 2 vạch đánh dấu của đường kính thứ nhất. Bạn đánh dấu vị trí của 2 vạch đánh dấu của đường kính thứ 2, rồi dùng thước kẻ để kẻ  đường thẳng đi qua 2 điểm đánh dấu, ta được đường thẳng thứ 2  vuông góc với  đường thẳng thứ nhất. Bạn sẽ có 5 khả năng để vẽ.

 

5. Ở một mức sáng tạo cao hơn, bạn có thể dùng tính chất đặc biệt vuông góc của 2 hình hình học có vị trí tương đối với nhau. Ví dụ: Khi 2 đường tròn giao nhau thì đường thẳng đi qua tâm của 2 đường tròn vuông góc với đường thẳng đi qua 2 điểm giao nhau.

Như vậy, nếu chịu khó suy nghĩ và khám phá, bạn đã có thể tìm thấy đến 34 cách giải quyết vấn đề khác nhau để vẽ được 2 đường thẳng vuông góc với nhau. Chịu khó rèn luyện tư duy, bạn sẽ có sức sáng tạo không ngừng. 34 phương án giải quyết đã hết chưa ?  Chưa đâu. Bạn hãy cố gắng khám phá thêm nữa nhé.

      Trong 34 cách giải quyết vấn đề khác nhau nêu trên, có rất nhiều cách đã vượt qua cách tư duy truyền thống (tư duy thông thường, tư duy kinh nghiệm), hay còn gọi là Tư duy Phi truyền thống.

       Phát triển năng lực Tư duy phi truyền thống cho HS từ những hoạt động tư duy đơn giản, để dần hình thành những tư duy sáng tạo, độc đáo, đa dạng, vượt qua những suy nghĩ thông thường là mục tiêu giáo dục cao nhất của các Bộ công cụ học tập Khoa học tự nhiên mới này, đồng thời tiến tới xây dựng các Bộ công cụ học tập Khoa học xã hội.

        Xem thêm bài viếtPhát triển kỹ năng quan sát, khám phá các công cụ mới trên các Bộ CCHT, biết phân tích, tổng hợp để tìm tòi ra nhiều ý tưởng và phương pháp giải quyết vấn đề khác nhau" trong Mục " Chuyên đề giáo dục".

      Tác giả rất mong nhận được sự ủng hộ của nhà quản lý giáo dục, các thầy, cô giáo, các em HS.

      Một số vấn đề nêu ra, để bạn tập luyện phương pháp tư duy và tư duy sáng tạo:

1.    Xác định điểm giữa của một đoạn thẳng

2.    Vẽ 2 đường thẳng song song,

3.    Vẽ 2 mặt phẳng song song

4.    Chia một đoạn thẳng thành các phần bằng nhau.

5.    Vẽ hai hình đồng dạng với nhau.

6.    …..

 

Tác giả: Phan Đình Minh


Các tin khác